-Lập kế hoạch đánh giá chất lượng: Dựa trên các tiêu chí đã được thống nhất, lập kế hoạch đánh giá sản phẩm trong từng công đoạn. Từ giai đoạn nhập nguyên liệu đến các khâu trong sản xuất và cuối cùng là đánh giá khi thu được thành phẩm.
-Quản lý hệ thống quản lý chất lượng: có nhiệm vụ chỉ đạo các nhóm quản lý, các nhóm thanh tra thực hiện kế hoạch đánh giá chất lượng đã đề ra, đảm bảo công tác kiểm gia, giám sát được diễn ra đúng quy trình.
-Kiểm soát quá trình sản xuất: kiểm soát được thực hiện thông qua việc giám sát các nhóm thanh tra thực hiện đánh giá chi tiết các thành phần của sản phẩm ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. Phát hiện lỗi, chi tiết chưa đạt yêu cầu, phân tích nguyên nhân, xác định khu vực cần cải thiện, để từ đó có những phương án xử lý.
Tập trung cải tiến QA liên tục bằng việc sử dụng các công cụ kiểm tra phù hợp (kỹ thuật kiểm tra, tự động hóa kiểm tra…).
-Xử lý ý kiến khách hàng: Khi các tiêu chuẩn chất lượng đề ra chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng, giám đốc chất lượng có nhiệm vụ phân tích, đo lường lại sản phẩm để đề ra những phương án giải quyết hợp lý, đàm phán với khách hàng để đi đến sự đồng thuận giữa hai bên.
Trong trường hợp xảy ra khiếu nại từ phía khách hàng thì giám đốc chất lượng cũng sẽ là người có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề khiếu nại đó trên cơ sở xin ý kiến chỉ đạo từ ban giám đốc.
-Chỉ đạo việc cập nhật, sửa đổi hệ thống tài liệu và cải tiến, nâng cấp hệ thống quản lý cho phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn.
-xem xét và phê duyệt các hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm đã, đang và sẽ được tiến hành sản xuất, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quy trình, đảm bảo tiến độ sản xuất sản phẩm, dịch vụ.Theo dõi tất cả các hoạt động đảm bảo chất lượng, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đã được thiết lập, đảm bảo các chức năng của sản phẩm và ngăn chặn sự cố hoặc rủi ro tái diễn sau này.
Chấp hành sự điều động của cấp trên
Giao tiếp, đánh máy thành thạo tiếng Trung Quốc.